Trong phiên VN-Index nỗ lực giữ thăng bằng, NĐT cá nhân mua ròng 171 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 73,1 tỷ đồng theo kênh khớp lệnh.
Trước diễn biến suy yếu của thị trường chứng khoán thế giới và áp lực từ vùng cản 1.220 điểm của VN-Index, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở cửa trong trạng thái thận trọng và có diễn biến giằng co dưới vùng tham chiếu.
Kết phiên, VN-Index giảm 0,01 điểm và đóng cửa tại 1.218,09 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước với 519,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Nhóm VN30 cũng có diễn biến giằng co dưới vùng tham chiếu và giảm 0,01 điểm khi kết phiên. Diễn biến phân hóa khá rõ nét với 12 mã tăng giá và 13 mã giảm giá. Nổi bật vẫn là BID (+3,7%), tiếp đến là VNM (+2,1%), HPG (+1,1%), GAS (+0,9%), SSI (+0,8%)… Ở chiều ngược lại, giảm nhiều nhất là GVR (-2,6%), tiếp theo là BVH (-2,3%), SAB (-2%), PLX (-1,9%), VRE (-1,4%) …
Mặc dù thị trường giữ được cân bằng nhưng nhìn chung diễn biến trên thị trường có phần kém sắc, thể hiện qua số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm quá nữa. Các nhóm ngành cũng có sự phân hóa và phân hóa giữa các cổ phiếu trong nhóm.
Nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép vẫn là nhóm tạo động lực hỗ trợ cho thị trường. Đồng thời các ngành thủy sản, vận tải, phân bón có sự hồi phục trở lại. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu họ dầu khí, bảo hiểm là những nhóm có diễn biến tương đối kém.
Tự doanh mua ròng gần 180 tỷ đồng
Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp đà mua ròng 179,8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 23,1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 7/18 ngành với nhóm mua ròng mạnh nhất là điện, nước & xăng dầu khí đốt, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm GAS, HPG, MWG, SZC, TDM, KDH, STB, BCM, ACB, DGC.
Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu dịch vụ tài chính. Top10 mã bị bán ròng gồm VIC, FUESSVFL, VHM, MSN, ITA, VRE, VNM, NVL, VCB, VHC
Tổ chức nội chưa dừng bán ròng trong phiên VN-Index đi ngang
Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước chưa dừng hoạt động rút vốn. Cụ thể, họ bán ròng 161,6 tỷ đồng. Tuy nhiên tính riêng kênh khớp lệnh thì họ mua ròng 139,3 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 5/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có HPG, SHB, GMD, BTP, BID, STB, POW, FMC, VIC, PVT.
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top mua ròng có FPT, SBT, MWG, PNJ, MBB, NVL, BVH, VCI, TCB, KBC.
NĐT cá nhân giảm quy mô mua ròng còn hơn 170 tỷ đồng, tâm điểm cổ phiếu hóa chất
Trong phiên VN-Index nỗ lực giữ thăng bằng, NĐT cá nhân mua ròng 171 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 73,1 tỷ đồng theo kênh khớp lệnh.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: DPM, HPG, DCM, VIC, VNM, VCB, VHM, DGC, VJC, SHB.
Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngân hàng, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có: CTG, STB, KBC, FPT, BID, VHC, NLG, GEX, HAH.
NĐT nước ngoài chuyển bán ròng gần 190 tỷ đồng
Về phía NĐT nước ngoài, khối này chuyển bán ròng 189 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 43 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: CTG, BID, STB, VHC, KBC, GMD, HAH, GEX, NLG, HDB.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu của các doanh nghiệp hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã DPM, HPG, DCM, VCB, VNM, VIC, DGC, VHM, PNJ