Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024

Công cụ tài chính và những giải đáp chi tiết nhất dành cho các nhà đầu tư

Công cụ tài chính được ra đời với mục đích có thể ngăn chặn những rủi ro cho dòng tiền của doanh nghiệp. Vấn đề rủi ro ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá, tín dụng, biến động giá cả hàng hóa và thanh khoản khi doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh. Vậy công cụ tài chính là gì? Dưới đây là những nội dung chi tiết giải đáp thắc mắc về các công cụ này.

Các công cụ tài chính (Financial instrument)
Các công cụ tài chính (Financial instrument)

1. Các công cụ tài chính

Công cụ tài chính là gì?

Công cụ tài chính CCTC (Financial instrument) là phần tài sản có thể được mua hoặc bán.

Phần lớn các công cụ này đều cung cấp hệ thống tiền tệ và luân chuyển vốn hiệu quả cho các nhà đầu tư trên thế giới. Các loại tài sản này có thể là tiền mặt, quyền giao hay nhận tiền mặt theo hợp đồng. Hoặc bằng chứng về quyền sở hữu của một cá thể đối với một pháp nhân, một loại công cụ tài chính khác.

Công cụ tài chính là một tài liệu thực hoặc ảo, đại diện cho một thỏa thuận pháp lý liên quan đến nhiều loại tiền tệ.

Ngoài ra, các CCTC này còn được phân chia theo loại tài sản, nó phụ thuộc vào việc chúng dựa trên nợ hay dựa trên vốn chủ sở hữu.

Các loại công cụ tài chính

Được chia làm hai loại là: công cụ tiền mặt và công cụ phái sinh.

Công cụ tiền mặt

Giá trị của các công cụ tiền mặt được quyết định và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động của thị trường.

Các công cụ tiền mặt có thể là tiền gửi và các khoản cho vay do người đi vay và người cho vay trao đổi với nhau. Đôi khi công cụ tiền mặt có thể biểu hiện qua hình thức chứng khoán dễ dàng được chuyển nhượng.

Công cụ phái sinh

Đặc điểm và giá trị của các công cụ phái sinh dựa trên các thành phần chủ yếu của công cụ đầu tư, ví dụ như tài sản, lãi suất hoặc chỉ số chứng khoán.

Có một số sản phẩm phái sinh không cần sao kê đơn (OTC) hoặc các sản phẩm phái sinh được trao đổi mua bán. OTC là một quy trình hay một thị trường mà tại đó chứng khoán không được niêm yết trên các sàn giao dịch chính thức.

Công cụ ngoại hối

Công cụ ngoại hối là CCTC được sử dụng phổ biến trên thị trường quốc tế. Chủ yếu bao gồm các thỏa thuận về các công cụ phái sinh và tiền tệ.

Về các thỏa thuận tiền tệ, chúng có thể được chia thành ba loại là: Giao dịch giao ngay, giao dịch hối đoái kỳ hạn và hoán đổi tiền tệ.

2. Các loại công cụ tài chính tiền mặt

Các công cụ tài chính được phân chia theo loại tài sản, vấn đề này phụ thuộc vào việc chúng dựa trên vốn chủ sở hữu hay trên nợ.

Dựa trên nợ hay dựa trên vốn chủ sở hữu
Dựa trên nợ hay dựa trên vốn chủ sở hữu

Thường khi phân loại dựa trên tài sản, CCTC sẽ được chia thành các loại sau.

Công cụ tài chính dựa trên vốn chủ sở hữu

Dưới góc nhìn chứng khoán, CCTC dựa trên vốn chủ sở hữu cũng được coi như cổ phiếu. Các CCPS được trao đổi trong danh mục này gồm quyền chọn cổ phiếu và hợp đồng tương lai vốn cổ phần. Các công cụ phái sinh OTC là quyền chọn cổ phiếu và các quyền chọn lai (Exotic Option).

Công cụ tài chính dựa trên nợ

Các CCTC dựa trên nợ ngắn hạn, thời hạn là từ một năm trở lại. Chứng khoán loại này có dạng thương phiếu và tín phiếu. Tiền mặt của công cụ này có thể là tiền gửi và chứng nhận tiền gửi.

Các công cụ phái sinh được giao dịch hối đoái qua hình thức các CCTC ngắn hạn dựa trên nợ. Nó cũng có thể là hợp đồng tương lai lãi suất ngắn hạn. Các công cụ phái sinh OTC (CCPS không cần sao kê đơn) là thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn.

Các công cụ tài chính dựa trên nợ dài hạn thường sẽ kéo dài hơn một năm. Theo góc nhìn chứng khoán thì đây là những trái phiếu. Các công cụ phái sinh được giao dịch trao đổi là các quyền lựa chọn hợp đồng trái phiếu tương lai và các hợp đồng sở hữu trái phiếu tương lai.

Xem thêm Cách đầu tư tài chính ngắn hạn, hiệu quả

3. Lựa chọn các công cụ tài chính phù hợp

Có rất nhiều ví dụ khác nhau về các công cụ tài chính. Để có thể lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu đầu tư thì phải làm thế nào?

Đặt mục tiêu tài chính sát với thực tế.

Để đáp ứng mục tiêu đầu tư hiệu quả, các CCTC có thể đưa bạn đi đúng hướng. Nhưng trước nhất bạn phải xác định rõ được chúng. Những mục tiêu này có thể bao gồm các mục tiêu ngắn hạn. Giống như luân động vốn để đầu tư cho một dự án kinh doanh mới. Hoặc mục tiêu dài hạn như tài trợ cho việc nghỉ hưu sớm. Những công cụ khác đóng vai trò như là quỹ đầu tư dài hạn. Trong khi có một số công cụ theo xu hướng hướng đến ngắn hạn hơn.

Phân tích lược đồ rủi ro

Mỗi chúng ta đều có những lược đồ rủi ro khác nhau. Kết hợp các yếu tố tâm lý như khả năng chịu đựng rủi ro với các yêu cầu rủi ro dựa trên nhu cầu. Nếu bạn thích rủi ro ở mức cao, các CCTC liên quan đến thị trường chứng khoán có thể là lựa chọn tốt hơn trái phiếu chính phủ rủi ro thấp với mức chi trả thấp hơn. Hiển nhiên, khả năng chịu đựng rủi ro của bạn cũng cần được xét duyệt. Các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể bị mất nguồn lực hạn chế. Và trong trường hợp này, quỹ tương hỗ được quản lý dài hạn có thể là phương án tốt nhất.

Phân tích lược đồ rủi ro
Phân tích lược đồ rủi ro

Phân tích lược đồ rủi ro xem thêm

Hiểu cái lợi của từng công cụ tài chính

Mỗi loại CCTC đều có những ưu và nhược điểm. Nên so sánh các yếu tố như quản lý, mức độ rủi ro, mục tiêu… Và xác định thời gian trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Đương nhiên, khi quyết định mức đầu tư đầu bạn nên cân nhắc về khả năng hoàn vốn đầu tư. Và đừng bao giờ bỏ vốn đầu tư vào những hạng mục không rõ ràng. Vì nếu không thành công thì đó sẽ là một tổn thất lớn đối với doanh nghiệp.

Và điều quan trọng là phải hiểu quá trình hoạt động của từng loại CCTC. Hãy tìm hiểu về quỹ tương hỗ hoặc giao dịch ngoại hối trước khi đầu tư vào. Nhà đầu tư mới có thể tin tưởng vào các CCTC không phức tạp, chẳng hạn như quỹ tương hỗ. Hãy nhờ sự trợ giúp của chuyên gia tài chính “lão luyện” khi có bất kì sự nghi ngờ nào. Tốt hơn hết nên có một danh mục đầu tư đa dạng, trong đó có chứa một số loại CCTC cho mục đích phòng ngừa rủi ro.

Tóm lại, công cụ tài chính là một trong các vấn đề liên quan đến hoạt động cũng như tình hình cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thông minh sẽ nắm bắt được những thông tin liên quan đến CCTC của các doanh nghiệp để quyết định có nên đầu tư vào các dự án của doanh nghiệp đó hay không. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn CCTC phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp mình.

 

XEM THÊM

Kết nối với chúng tôi

109,932FansLike
7FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

TIN MỚI NHẤT