Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024

Fed cho các ngân hàng Mỹ vay 165 tỷ USD

Các ngân hàng đã vay tổng cộng 164.8 tỷ USD từ hai công cụ hỗ trợ của Fed trong tuần gần nhất, qua đó cho thấy dấu hiệu căng thẳng thanh khoản sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB).

Dữ liệu từ Fed cho thấy 152.85 tỷ USD đã được vay qua công cụ cửa sổ chiết khấu (discount window – một công cụ hỗ trợ truyền thống của Fed dành cho các ngân hàng) trong tuần kết thúc vào ngày 15/03. Đây là mức kỷ lục, cao hơn rất nhiều so với mức 4.58 tỷ USD trong tuần trước. Mức kỷ lục được xác lập trước đó là 111 tỷ USD trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008.

Khoản vay từ công cụ cửa sổ chiết khấu

Dữ liệu cũng cho thấy 11.9 tỷ USD được vay từ chương trình cho vay khẩn cấp BTFP của Fed – vốn vừa được lập ra trong ngày 12/03.

Nhìn chung, việc các ngân hàng gấp rút vay từ hai công cụ hỗ trợ cho thấy hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn còn mong manh và phải đối mặt với tình trạng rút tiền gửi sau sự sụp đổ của SVB và Signature Bank.

Ngoài ra, các khoản cho vay khác lên tới 142.8 tỷ USD trong tuần qua, trong đó chủ yếu là Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) cho vay để tạo cầu nối giữa các ngân hàng với SVB và Signature Bank.

Với việc phải cấp vốn khẩn cấp, quá trình thu hẹp của Fed đã bị đảo ngược. Bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng lên thêm 440 tỷ USD trong 1 tuần, “về cơ bản đã đảo ngược toàn bộ nỗ lực thắt chặt định lượng (QT) của Fed”, theo Capital Economics.

“Điều này khớp với dự báo của chúng tôi”, Michael Gapen, Trưởng bộ phận kinh tế Mỹ tại Bank of America Securities, cho hay. Gapen cho biết lãi suất của công cụ cửa sổ chiết khấu cao hơn chương trình cho vay mới BTFP có thể là do công cụ cửa sổ chiết khấu chấp nhận nhiều loại tài sản thế chấp hơn.

Chiều ngày 16/03, các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ nhất trí gửi 30 tỷ USD vào ngân hàng First Republic trong một nỗ lực do Chính phủ khởi xướng để ổn định ngân hàng ở California.

Bộ Tài chính Mỹ và FDIC phải can thiệp để bảo vệ toàn bộ người tiền gửi ở SVB và Signature. Thông thường, người gửi tiền chỉ được trả bảo hiểm tối đa ở mức 250,000 USD.

Fed cũng tuyên bố đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân. Chương trình BTFP cho phép thế chấp chứng khoán Chính phủ ở mệnh giá để cấp khoản vay kỳ hạn 1 năm. Các quan chức Chính phủ Mỹ cho biết hệ thống ngân hàng vẫn có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo cho toàn bộ người gửi tiền.

Các chuyên viên phân tích tại JPMorgan Chase ước tính lượng tiền tối đa mà Fed có thể cho vay theo chương trình mới lên tới 2,000 tỷ USD.

 

Nguồn: https://fili.vn/2023/03/fed-cho-cac-ngan-hang-my-vay-165-ty-usd-772-1048966.htm

XEM THÊM

Kết nối với chúng tôi

109,932FansLike
7FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

TIN MỚI NHẤT