Giá Vàng Tăng Lên Mức Cao Nhất Trong Tuần Sau Báo Cáo Lạm Phát Mỹ Thấp Hơn Dự Kiến
Giá vàng thế giới tiếp tục khởi sắc trong phiên giao dịch gần đây, đạt mức cao nhất trong tuần từ ngày 5/6. Sau khi báo cáo làm phát sản xuất (PPI) của Mỹ cho thấy áp lực giá cả yếu hơn dự báo. Dữ liệu mới làm dấy lên kỳ vòng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất, từ đó hỗ trợ đà tăng của vàng.
Giá vàng thế giới bật tăng sau dữ liệu PPI tích cực
Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy PPI tháng 5 chỉ tăng 0,1%, thấp hơn dự báo 0,2%. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI tăng 2,6% – cao hơn tháng 4 một chút nhưng vẫn trong mức kỳ vọng.
Lạm phát cốt lõi (Core PPI) – không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng – cũng chỉ tăng 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 0,3%. So với cùng kỳ năm trước, Core PPI tăng 3%, giảm nhẹ so với mức 3,2% trước đó.
Ngay sau khi báo cáo được công bố lúc 8h30 sáng giờ EDT, giá vàng giao ngay đã phản ứng tích cực, tăng 0,89% trong ngày và giao dịch quanh mức 2.385,42 USD/ounce – đánh dấu mức cao nhất trong vòng một tuần.
Phân tích kỹ thuật giá vàng: Đà tăng được củng cố, mục tiêu tiếp theo là 3.500 USD
Sau khi đóng cửa trên ngưỡng kháng cụ quan trọng 3.377$ vào thứ Nam – tương ứng mức Fibonacci Retracêmnt 23,6% của đợt tăng kỷ lục tháng 4 – giá vàng đã duy trì đà tăng ổn định trong phiên giao dịch thứ Sáu.
Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) 14 ngày hiện giữ vững trên ngưỡng trung bình và đang dao động quanh mức 62. Điều này cho thấy xu hướng tăng vẫn còn dư địa để tiếp tục.
Mức kháng cự đáng chú ý hiện tại là ngưỡng tâm lý 3.450 USD. Nếu giá vượt qua được mốc này một cách thuyết phục, mục tiêu tiếp theo sẽ là đỉnh lịch sử tại 3.500 USD. Ở chiều ngược lại, vùng hỗ trợ gần nhất nằm tại 3.400 USD. Nếu mốc này bị phá vỡ, giá có thể lùi về vùng 3.377 USD – vốn là mức Fibonacci 23,6% đã chuyển đổi vai trò từ kháng cự sang hỗ trợ. Trong trường hợp điều chỉnh sâu hơn, đường trung bình động 21 ngày (SMA 21) tại khu vực 3.325 USD sẽ đóng vai trò là hỗ trợ mạnh tiếp theo.
Vì sao lạm phát sản xuất ảnh hưởng đến giá vàng?
Chỉ số giá sản xuất (PPI) là thước đo quan trọng phản ánh áp lực lạm phát ở cấp độ doanh nghiệp. Khi chi phí đầu vào giảm, khả năng lạm phát tiêu dùng (CPI) cũng suy yếu. Điều này mở ra cơ hội để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) xem xét cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Lãi suất thấp thường có lợi cho vàng. Vì khi đó, các kênh đầu tư như trái phiếu hay tiết kiệm ngân hàng trở nên kém hấp dẫn hơn. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, vàng tiếp tục là nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền.
Hiện tại, với áp lực lạm phát tại Mỹ đang suy yếu, giới đầu tư đang chờ tín hiệu mới từ Fed. Nếu Fed phát tín hiệu rõ ràng về việc cắt giảm lãi suất, giá vàng thế giới có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới.
Phương Trinh