Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm nhẹ 3.36 điểm (-0.26%), về mức 1,272.72 điểm; HNX-Index tăng 1.97 điểm (+0.85%), lên mức 233.19 điểm. Độ rộng toàn thị trường với sắc xanh có phần lấn lướt hơn khi bên mua có 425 mã giảm và bán với 314 mã tăng. Bên cạnh đó, sắc xanh đỏ có phần áp đảo trong rổ VN30 với 19 mã giảm, 9 mã tăng và 2 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 739 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 15.4 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 68.3 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.1 ngàn tỷ đồng.
VN-Index mở cửa phiên chiều tiếp diễn thế giằng co với bên bán dần thắng thế khiến cho chỉ số lao dốc và đóng cửa trong sắc đỏ khá tiêu cực. Về mức độ ảnh hưởng, BID, MSN, CTG và TCB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 2.3 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, GEE, SSB, VIX và GVR là những mã vẫn níu giữ được sắc xanh nhưng mức đóng góp không quá đáng kể.
Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tới VN-Index phiên 17/02/2025 | ||
Trái lại, HNX-Index lại có diễn biến khá lạc quan, trong đó chỉ số được tác động tích cực từ các mã KSV (+6.21%), NVB (+5.77%), DTK (+3.73%), HUT (+1.88%)…
Nguồn: VietstockFinance
|
Ngành công nghiệp là ngành có mức giảm mạnh nhất thị trường với 2.05% chủ yếu đến từ các mã nhóm vận tải như ACV (-4.98%), MVN (-5.52%), HVN (-2.23%) và GMD (-0.65%). Theo sau là ngành viễn thông và ngành công nghệ thông tin với mức giảm lần lượt là 1.59% và 0.88%. Ở chiều ngược lại, ngành nguyên vật liệu là nhóm có mức phục hồi khá tốt 1.52% với sắc xanh xuất hiện ở HPG (+0.19%), GVR (+0.66%), KSV (+6.21%), MSR (+14.87%) và DPM (+0.41%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 617 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã MWG (155.24 tỷ), VNM (94.41 tỷ), FPT (89.35 tỷ) và HDB (69.32 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 28 tỷ đồng, tập trung vào mã SHS (18.38 tỷ), NVB (14.58 tỷ), TNG (3.33 tỷ) và PVS (2.12 tỷ).
Diễn biến mua – bán ròng của khối ngoại | ||
Phiên sáng: VN-Index tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,275 điểm
Diễn biến giằng co quanh ngưỡng 1,275 điểm vẫn tiếp diễn trong phiên sáng đầu tuần. Tạm nghỉ giữa phiên, VN-Index nhích nhẹ 0.1%, đạt 1,277.4 điểm; HNX-Index tăng 0.68%, lên mức 232.79 điểm khi kết thúc phiên sáng. Diễn biến nhóm trụ khá mờ nhạt trong khi các cổ phiếu vừa và nhỏ là điểm đến của dòng tiền, nên số cổ phiếu tăng điểm (400 mã) vẫn cao hơn khá nhiều so với phía giảm (257 mã).
Trong top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index, GVR là cái tên nổi bật nhất ở phía tích cực, đóng góp 0.8 điểm tăng cho chỉ số chung. Các cổ phiếu còn lại ảnh hưởng không quá đáng kể. Dẫn đầu ở phía ngược lại là FPT và BID, mỗi cổ phiếu lấy đi khoảng 0.3 điểm của VN-Index.
Diễn biến các nhóm ngành có sự phân hóa khá rõ rệt. Ở phía tăng, sự vượt trội của nhóm cổ phiếu khoáng sản và hóa chất tiếp tục là điểm nhấn giúp nhóm nguyên vật liệu dẫn đầu thị trường, tăng 2.27% khi kết thúc phiên sáng. Theo sau là nhóm chăm sóc sức khỏe cũng thu hút lực cầu khá tích cực, tiêu biểu ở các cổ phiếu IMP (+2.6%), DBD (+2.51%), DVN (+1.86%), DVM (+7.32%) và LDP (+1.85%).
Nhóm tài chính đang diễn biến phân hóa. Một vài cái tên tích cực đáng kể sáng nay chỉ là SHB (+1.85%), EIB (+1.83%), SSB (+2.05%), ABB (+2.63%), VAB (+8.33%), NVB (+5.77%) và VIX (+1.97%), trong khi các cổ phiếu top đầu vốn hóa của ngành đều ở mức giảm nhẹ hoặc tham chiếu khiến chỉ số chung khó có thể bứt phá.
Các nhóm ngành bị sắc đỏ chi phối khi kết thúc phiên sáng bao gồm viễn thông, công nghiệp, công nghệ thông tin, tiêu dùng thiết yếu và năng lượng. Trong đó, những cổ phiếu đáng chú ý ảnh hưởng nhiều đến chỉ số các ngành là VGI (-1.76%), CTR (-2.34%); ACV (-5.07%), MVN (-1.58%), PHP (-5.43%); FPT (-0.76%), CMG (-0.89%); MSN (-1.17%), MCH (-1.58%). HNG (-1.39%),…
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài bán ròng gần 379 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong sáng nay. MWG là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 78 tỷ đồng. Trong khi đó, dẫn đầu ở phía mua ròng là cổ phiếu SHB, tuy nhiên giá trị khá khiêm tốn, chỉ đạt hơn 27 tỷ đồng.
10h30: Nhóm nguyên vật liệu tiếp tục khởi sắc
Bên mua dần đánh mất vị thế khiến các chỉ số chính lui về quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index tăng 0.54 điểm, giao dịch quanh mức 1,276 điểm. HNX-Index tăng 1.69 điểm, giao dịch quanh mức 232 điểm.
Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều nhuộm sắc đỏ không mấy tích cực. Trong đó có FPT kéo chỉ số tăng 1.04 điểm, LPB kéo tăng 0.9 điểm, MWG kéo tăng 0.85 điểm và TCB kéo tăng 0.42 điểm. Trái lại, chỉ còn một số mã như VHM, ACB, SHB và SSB vẫn được bên mua nâng đỡ nhưng mức tác động không quá đáng kể.
![]() Nguồn: VietstockFinance
|
Nhóm cổ phiếu ngành viễn thông đang chịu áp lực bán mạnh với mức giảm mạnh nhất thị trường 1.32%, đáng chú ý có VGI giảm 1.76%, CTR giảm 1.59%, VNZ giảm 0.78% và ELC giảm 1.66%…
Theo sau là nhóm ngành công nghiệp cũng có mức giảm khá mạnh 1.35% với áp lực bán chủ yếu tập trung ở các cổ phiếu vận tải như MVN giảm 4.28%, ACV giảm 3.74%, GMD giảm 0.65% và VTP giảm 2.31%…
Đáng chú ý khi nhóm tài chính đang diễn biến phân hóa sau phiên tăng điểm trước đó. Hiện tại, bên bán đang có phần chiếm ưu thế hơn ở các mã VCB giảm 0.11%, BID giảm 0.62%, CTG giảm 0.12% và TCB giảm 0.38%… Riêng các mã ACB tăng 0.19%, SSB tăng 0.51%, BVH tăng 0.74%, SHB tăng 0.46%…
Trái lại, nhóm nguyên vật liệu lại ghi nhận đà tăng rất tích cực khi tiếp tục xuất hiện phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Trong đó, nhóm khoáng sản đã sớm xuất hiện sắc tím như KSV, MSR, MTA… Ngoài ra, còn có GVR tăng 2.14%, DCM tăng 0.28%, DPM tăng 1.11%, BMP tăng 1.69%…
Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, chỉ số ngành nguyên vật liệu trong phiên sáng 17/02/2025 tiếp tục bật tăng mạnh đồng thời hình thành mẫu hình nến Three White Soldiers cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư vẫn hiện hữu. Thêm vào đó, giao cắt vàng (Golden Cross) đã xuất hiện giữa đường SMA 50 ngày với nhóm đường SMA 100 và 200 ngày trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua cho thấy triển vọng tích cực trong trung và dài hạn.
Tuy nhiên, chỉ số đang test lại đỉnh tháng 7/2024 (tương đương vùng 4,455-4,545 điểm) trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đang vận động trong vùng quá mua (overbought) và dần hình thành phân kỳ giá giảm (Bearish Divergence) nên nếu tín hiệu bán xuất hiện và chỉ báo rơi khỏi vùng này thì rủi ro điều chỉnh giảm trong ngắn hạn sẽ tăng cao.
![]() Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/?stockCode=15
|
So với đầu phiên, bên mua vẫn có phần lấn lướt hơn. Số mã tăng là 370 mã và số mã giảm là 236 mã.
![]() Nguồn: VietstockFinance
|
Mở cửa: Tích cực vào đầu phiên
Đầu phiên 17/02, tính tới 9h30, VN-Index tăng nhẹ lên mức 1,276 điểm. Riêng HNX-Index cũng tăng nhẹ trên mức tham chiếu, quanh mức 233 điểm.
Sắc đỏ tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 10 mã giảm, 7 mã tăng và 13 mã đứng giá. Trong đó, MWG, LPB, FPT là những cổ phiếu giảm điểm tiêu cực nhất. Ở chiều ngược lại, GVR, BVH, SHB là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Ngành nguyên vật liệu đang dẫn đầu nhóm tăng trưởng tốt trên thị trường với mức tăng trưởng gần 2%. Trong đó, các mã tăng tốt như GVR tăng 0.66%, DPM tăng 1.52%, BMP tăng 0.59%, PHR tăng 4.04%, DRI tăng 1.48%, KSB tăng 1.97%, DPR tăng 1.94%,…
Trái lại, nhóm cổ phiếu ngành công nghiệp đang diễn ra với không khí tương đối ảm đạm khi các mã cổ phiếu lớn thuộc nhóm này hiện sắc đỏ ngay từ đầu phiên như VTP giảm 1.15%, ACV giảm 3.02%, CTD giảm 0.76%, BCG giảm 2.68%, VJC giảm 0.21%,…
Lý Hỏa
Link nguồn: Nhịp đập Thị trường 17/02: Đánh úp VN30 cuối phiên, VN-Index đảo chiều | Vietstock