Thị trường tài chính sẽ bước vào quý IV với sự phấn khích khi dự đoán lãi suất trên toàn cầu sẽ giảm dần và câu hỏi duy nhất là liệu nền kinh tế sẽ suy yếu nhanh sau khi lãi suất giảm hay sẽ chậm dần một cách nhẹ nhàng.
Dưới đây là những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 30/9 – 4/10:
1/ KẾT THÚC QUÝ III ĐẦY BIẾN ĐỘNG
Quý III sắp kết thúc sau hai tháng đầy biến động.
Tháng Tám chứng kiến sự hỗn loạn lan rộng trên khắp các thị trường khi đồng yên Nhật Bản vốn “hiền lành” bỗng trở nên “điên cuồng” gần như cùng lúc với thời điểm mà các nhà đầu cơ chứng khoán sụp đổ và các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới lại bắt đầu lo lắng về nền kinh tế của mình.
Kể từ đó, phần lớn các cổ phiếu đã vượt qua khó khăn, nhưng đồng yên vẫn tăng và sắp có quý tưang mạnh nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trái ngược với việc lãi suất cho vay trên toàn cầu và giá dầu giảm gần 15% và Trung Quốc tung chương trình kích thích kinh tế mới.
Chặng đường cuối cùng của năm sắp bắt đầu, là khi thị trường sẽ bị chi phối bởi cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 với sự cạnh tranh giữa Donald Trump và Kamala Harris.
Một số điểm đáng chú ý nhất trên thị trường tài chính toàn cầu quý III/2024.
2/ DỮ LIỆU VIỆC LÀM SẼ QUYẾT ĐỊNH TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT CỦA FED
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất lần giảm đầu tiên là 50 điểm cơ bản vào ngày 18 tháng 9, nhưng thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục là vấn đề trọng tâm để các nhà đầu tư đánh giá tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương Mỹ cần thực hiện trong những tháng tới.
Những người tham gia thị trường đang háo hức chờ xem liệu dữ liệu việch làm của Mỹ công bố vào thứ Sáu tuần tới (4/10) có đúng như triển vọng lạc quan mà Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra về việc lạm phát giảm và kinh tế tăng trưởng bền vững hay không – yếu tố chính thúc đẩy thị trường tài chính tăng vọt lên mức cao mới sau cuộc họp tháng Chín của ngân hàng trung ương Mỹ.
Thị trường lao động yếu kém có thể làm dấy lên nỗi lo rằng suy thoái kinh tế có thể sắp xảy ra, trong khi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ ngoài mong đợi có thể làm dấy lên lo ngại rằng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất sâu như mong đợi vì họ muốn tránh lạm phát bùng phát trở lại.
Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy các nhà kinh tế ước tính nền kinh tế Mỹ sẽ ra 145.000 việc làm trong tháng 9, so với 142.000 việc làm trong tháng 8.
Ước tính số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở Mỹ tăng nhẹ trong tháng 9.
3/ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở TRUNG QUỐC
Kết quả khảo sát sơ bộ về dữ liệu hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Hai (30/9), chỉ một tuần sau khi nước này công bố gói kích kinh tế thích mạnh mẽ nhất kể từ sau đại dịch để củng cố nền kinh tế đang suy yếu
Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để thấy được tác động của các biện pháp kích thích này – từ việc cắt giảm lãi suất quá mức đến hỗ trợ cho cổ phiếu – đối với nền kinh tế Trung Quốc lúc này. Nhưng với làn sóng lạc quan lan rộng khắp các thị trường toàn cầu sau thông báo của Bắc Kinh, có lẽ các nhà đầu tư có thể lạc quan dù dữ liệu sắp công bố vào thứ Hai tới có ảm đạm.
Trong khi dữ liệu chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc là chủ đề quan tâm chính trên các thị trường tài chính Châu Á, thì tại Thái Lan, cuộc họp giữa chính phủ và ngân hàng trung ương của nước này trong tuần tới cũng sẽ thu hút sự chú ý.
Hai bên sẽ thảo luận về mục tiêu lạm phát trong nước và sức mạnh gần đây của đồng baht, sau khi đã bất đồng quan điểm về việc cắt giảm lãi suất trong nhiều tháng nay.
Chỉ số PMI của Trung Quốc
4/ KINH TẾ ANH KHÓ KHĂN
Trong cuộc đua hướng tới hạ lãi suất, Ngân hàng Anh (BoE) đang tụt hậu so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Diễn biến thị trường cho thấy các nhà giao dịch tin rằng BoE gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với hầu hết các ngân hàng trung ương lớn khác. Dữ liệu sắp tới về GDP của Vương quốc Anh trong quý 2 khó có thể lay chuyển được các nhà hoạch định chính sách nước này, những người vẫn lo ngại về tình trạng lạm phát dai dẳng trong nền kinh tế. Chính phủ mới (của Đảng Lao động) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tài chính tồi tệ của nước Anh – một vấn đề mà kế hoạch ngân sách vào cuối tháng 10 sẽ tìm cách giải quyết – và người tiêu dùng đang ở trong tình trạng khó khăn nhất trong sáu tháng qua do hậu quả của tình trạng này. Các số liệu về cho vay thế chấp và tín dụng tiêu dùng của Anh sẽ được công bố vào tuần tới có thể mang lại một số hy vọng về sự cải thiện của nền kinh tế này.
Kinh tế Anh quý II tiếp tục tăng trưởng.
5/ LẠM PHÁT EUROZONE GIẢM NHANH
Các số liệu lạm phát của khu vực đồng euro dự kiến công bố vào thứ Ba (1/10) sẽ được cả thị trường và các nhà hoạch định chính sách theo dõi chặt chẽ khi ECB quyết định có cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 10 hay không.
Tại cả Pháp và Tây Ban Nha, giá tiêu dùng trong tháng 9 đều tăng ít hơn dự kiến , lần lượt là 1,5% và 1,7%.
Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát trung bình của khu vực đồng euro đã giảm xuống dưới mục tiêu 2% của ECB lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 2021 do giá năng lượng giảm, mặc dù dự kiến sẽ tăng trở lại vào những tháng cuối năm.
Hiện tại, các nhà đầu tư thấy có hơn 50% khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 10, điều mà chỉ mới cách đây một tuần họ cho là không thể xảy ra vì hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro bất ngờ giảm vào tháng 9, làm dấy lên lo ngại ECB đang tụt hậu trong cuộc đua giảm lãi suất. Những nhà hoạch định chính sách của ECB theo chủ trương ôn hòa hiện đang chuẩn bị đấu tranh cho việc tiếp tục giảm lãi suất, trong khi những người theo chủ nghĩa cứng rắn có khả năng sẽ phản đối. Về phía các nhà giao dịch, họ nhận thấy lạm phát trong khu vực đang giảm nhanh hơn nhiều so với kỳ vọng của ECB.
Lạm phát ở Eurozone giảm xuống thấp hơn mục tiêu.
Tham khảo: Reuters