Thứ Tư, Tháng 4 23, 2025

Rủi ro ‘đu đỉnh’ vàng vì FOMO

‘Thấy giá vàng liên tục tăng cao, tôi khuyên người hàng xóm nên tranh thủ được giá thì bán bớt đi, nhưng bà nhất quyết không chịu’.

“Mọi người cần cân nhắc mua hay bán vàng ở thời điểm hiện tại. Nếu ai mua tích trữ lâu dài thì tôi không nói đến vì cứ để đó mà không cần quan tâm tới giá lên hay xuống. Nhưng nếu bạn có một số lượng vàng tương đối, cần thanh khoản để chốt lời thì hãy tính toán cho kỹ, tránh trường hợp cứ chờ đỉnh mới bán, cuối cùng bán chẳng ai mua. Không ai có thể xác định được đâu là đỉnh cả.

Đó là chia sẻ của độc giả Dominhvuong trong bối cảnh giá vàng miếng trong nước lên 124 triệu đồng một lượng ngày 22/4. Giá vàng trong nước tăng ngay sau khi giá kim loại quý này trên thị trường quốc tế thiết lập đỉnh mới. Chốt phiên giao dịch 21/4, giá vàng thế giới giao ngay tăng 96 USD lên 3.423 USD một ounce. Sang phiên sáng 22/4, thị trường tiếp tục đi lên, đạt mức cao kỷ lục mới là 3.448 USD. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức hơn 12 triệu đồng.

“Chờ đến lúc thấy có thông tin vàng lao dốc rồi mới thi nhau mang bán thì sẽ rơi vào hoàn cảnh muôn thuở – các cửa hàng vàng sẽ chỉ thu mua một số lượng rất ít. Sẽ có người bán được nhưng còn rất nhiều người không thể bán do các cửa hàng kinh doanh vàng ngừng mua vào, chờ bắt đáy. Điều này đã xảy ra không ít lần trước đây rồi. Thế nên người ta mới có câu: ‘Mua vàng chỉ béo chủ tiệm vàng mà thôi’.

Quan trọng nhất ở đây là mỗi người cần tránh tâm lý FOMO, và phải chủ động tính toán cho khoản lời lãi của mình. Hãy bán ngay khi bạn thấy đã đạt được mong muốn của bản thân. Rất nhiều chuyên gia từng tư vấn rằng nên bán khi lợi nhuận đạt khoảng 25-30% để tránh rủi ro.

Hiện tại, giá vàng vẫn đang trên đỉnh và tiếp tục tăng. Tâm lý đám đông sẽ là đổ xô đi mua vào. Điều đó sẽ dẫn đến một viễn cảnh trong thời gian tới là cảnh đổ xô đi bán nhưng không bán được. Cuối cùng, họ sẽ phải ra về trong bực bội. Chuyện cũ rồi mà có vẻ nhiều người vẫn chưa chịu hiểu ra”.

>> Giá vàng tăng 21 lần nhưng bánh mì tôi ăn đắt hơn 30 lần

Bàn về sự khác nhau trong mục đích mua vàng để đầu tư và tích lũy, độc giả Pepe cho rằng: “Tích trữ tài sản theo mô hình trung bình giá theo thời gian rất có lợi. Nhưng bình thường chỉ làm vậy để giá mua vào thấp, chứ ít ai trung bình ở mức giá cao. Trung bình giá cao, không quản lý nguồn vốn đầu tư thường là những lỗi sơ đẳng của những nhà đầu tư mới. Họ chỉ sợ mất cơ hội và nghĩ thị trường lúc nào cũng chỉ có tăng.

Cơn sốt khi tôi có 20 lượng vàng mua từ thời giá 20 triệu

Phải phân biệt rõ giữa đầu tư và tích lũy. Đã đầu tư, tích lũy dài hạn thì nguồn vốn phải nhàn rỗi, có thể mất đi mà không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hay kế hoạch tài chính của cá nhân. Chứ kiểu vay mượn mạo hiểm thì sẽ là đầu cơ. Muốn ‘lướt sóng’ thì phải có cơ cấu rút vốn chốt lời. Chưa kể, đợt này giá vàng cao nên vừa khó mua, vừa khó bán.

Tăng trưởng ‘nóng’ thì sẽ có điều chỉnh giảm, việc cắt lỗ đối với các nhà đầu tư mới là điều khó tránh do nguồn vốn đa số vay mượn, đặc biệt với những người có tâm lý không vững, chưa có kiến thức quản lý dòng vốn tài chính cá nhân thì thật thảm họa. Thực tế, thị trường luôn thay đổi nhưng tâm lý của nhà đầu tư không bao giờ thay đổi”.

Việt Thành

Link nguồn: ‘Không bán chục cây vàng dù giá 124 triệu đồng’

XEM THÊM

Kết nối với chúng tôi

109,932FansLike
7FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

TIN MỚI NHẤT