Tỷ giá USD hôm nay (22-7): Rạng sáng 22-7-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức: 24.246 đồng.
Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 104,33.
Dự đoán xu hướng đồng USD trong tuần này
Chỉ số DXY đã giảm xuống dưới mốc 104 vào tuần trước đúng dự đoán. Chỉ số này đã chạm mức thấp 103,65 và sau đó phục hồi trở lại vào cuối tuần. Sự phục hồi của chỉ số DXY chủ yếu diễn ra sau kết quả cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào ngày 18-7. Theo đó, ECB đã giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4,25%.
Biểu đồ biến động Chỉ số DXY trong tuần qua. Ảnh: Marketwatch |
Về mặt dữ liệu, số liệu GDP của Mỹ và Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố lần lượt vào ngày 25-7 và 26-7 là những dữ liệu rất quan trọng cần được theo dõi trong tuần này. PCE là thước đo lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dữ liệu PCE hạ nhiệt sẽ củng cố khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Cuộc họp tiếp theo của Fed sẽ diễn ra vào ngày 31-7. Tuy nhiên, theo công cụ CME của FEDWatch chỉ ra rằng, thị trường kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng này. Theo đó, khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 là 94%.
Sự phục hồi vào cuối tuần trước đã giúp chỉ số DXY “dễ thở” hơn. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ phải duy trì trên mốc 104 và sau đó vượt qua mức 104,5 để tránh nguy cơ giảm trở lại. Việc phá vỡ trên mốc 104,5 ban đầu có thể đưa nó tăng lên mốc 105. Sau đó, mức tăng tiếp theo trên 105 sẽ giúp chỉ số này tiếp đà tăng trở lại mức 106.
Trong trường hợp ngược lại, việc không thể tăng lên trên mốc 104,5 sẽ khiến chỉ số DXY quay đầu giảm xuống dưới mốc 104 và tiếp tục chịu áp lực giảm. Trong trường hợp đó, chỉ số này có thể giảm xuống mốc 103. Hành động giá sau đó sẽ cần được theo dõi chặt chẽ.
Đồng EUR tuần vừa qua đã tăng lên mức 1,0950 đúng như dự kiến. Đồng tiền này đã chạm mức cao 1,0948 và sau đó giảm mạnh từ đó. Bức tranh ngắn hạn còn khá tiêu cực. Đồng EUR có thể giảm xuống mốc 1,08 trong tuần này. Hành động giá sau đó sẽ cần được theo dõi chặt chẽ để xem liệu đồng tiền này có phục hồi trở lại hay không.
Để tránh sự sụt giảm này, đồng EUR phải tăng trở lại và vượt lên trên mức 1,09. Nếu điều đó xảy ra, đồng tiền này có thể tăng trở lại vùng 1,0950-1,0970.
Mức hỗ trợ 4,13% đối với lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm được đề cập vào tuần trước đã được duy trì tốt. Lợi suất giảm xuống mức thấp 4,14% và sau đó tăng trở lại. Khả năng cao là lợi suất sẽ tăng lên 4,35% trong tuần này. Hành động giá sau đó sẽ cần được theo dõi chặt chẽ. Sự đảo chiều đi xuống từ đó có thể khiến lợi suất giảm xuống 4,15% một lần nữa. Mức giảm tiếp theo dưới 4,15% có thể kéo nó xuống còn 4%.
Trong trường hợp lợi suất đạt mức 4,35% thì có thể tăng lên 4,5%.
Tỷ giá USD hôm nay 22-7-2024: Đồng USD cần chinh phục mốc 104,5 để tăng trở lại. Ảnh: Reuters |
Tỷ giá USD trong nước hôm nay
Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 22-7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.246 đồng.
* Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng – 25.450 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá USD | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 25.128 đồng | 25.458 đồng |
Vietinbank | 25.045 đồng | 25.458 đồng |
BIDV | 25.158 đồng | 25.458 đồng |
* Tỷ giá EUR tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức: 25.092 đồng – 27.733 đồng.
Tỷ giá EUR tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá EUR | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 26.883 đồng | 28.357 đồng |
Vietinbank | 26.716 đồng | 28.216 đồng |
BIDV | 27.078 đồng | 28.353 đồng |
* Tỷ giá yên Nhật tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức: 146 đồng – 162 đồng.
Tỷ giá Yên Nhật | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 156,15 đồng | 165,27 đồng |
Vietinbank | 156,71 đồng | 166,41 đồng |
BIDV | 157,08 đồng | 165,77 đồng |