Tháng 5 và tháng 6 năm 2022 chứng kiến hàng loạt biến cố trầm trọng của thị trường. Từ việc LUNA-UST sụp đổ đến sự vụ stETH mất peg, kéo theo hàng loạt công ty crypto rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Ngay cả quỹ đầu tư hàng đầu thị trường là Three Arrows Capital cũng trở thành cái tên gây kinh hoàng cho nhà đầu tư.
Tháng 5
Tháng 5 chứng kiến sự sụp đổ LUNA-UST chấn động làm thị trường điêu đứng. Tác động của sự sụp đổ UST đã làm 98% TVL hệ sinh thái Terra gần như đã bốc hơi toàn bộ trong 9 ngày.
Sau đó là ảnh hưởng liên hoàn lên hàng loạt công ty khác trong thị trường, đưa tiền mã hóa rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Vốn hóa thị trường
Giá mở: 1.743 tỷ USD
Giá đóng: 1.272 tỷ USD
Biến động: Giảm 27%
Giá BTC
Giá mở: 37.630 USD
Giá đóng: 31.801 USD
Biến động: Giảm 15,49%
Giá ETH
Giá mở: 2.726 USD
Giá đóng: 1.942 USD
Biến động: Giảm 28,78%
Tháng 6
“Bóng ma” LUNA-UST tiếp tục săn đuổi thị trường qua tận tháng 6. Thêm vào đó là “Hiệu ứng dây chuyền” stETH – Alameda – Celsius dẫn đến cuộc khủng hoảng thanh khoản trên diện rộng.
Bắt đầu từ quỹ đầu tư Three Arrows Capital (3AC), vỡ nợ, thiếu tiền,… trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều công ty hàng đầu trong thị trường crypto.
– Nền tảng lending Celsius: bị ảnh hưởng từ việc stETH mất giá, đã chặn rút tiền;
– Nền tảng đầu tư Finblox: chịu ảnh hưởng từ 3AC, áp đặt hạn mức rút tiền;
– Nền tảng lending Babel Finance: chịu ảnh hưởng từ 3AC, chặn rút tiền, nhân sự ồ ạt rời công ty;
– Quỹ đầu tư DeFiance Capital: bị đồn là chịu ảnh hưởng từ 3AC;
– Quỹ đầu tư Genesis Trading: bị đồn là thiệt hại “hàng trăm triệu USD” vì liên đới từ 3AC;
– Nền tảng lending BlockFi: thanh lý tài sản thế chấp của 3AC, tuyên bố không bị ảnh hưởng nhưng lại vay 250 triệu USDC từ FTX;
– Ứng dụng đầu tư Voyager Digital: chịu ảnh hưởng từ 3AC, tuyên bố 3AC đang nợ mình hơn 662 triệu USD và phải vay 485 triệu USD từ Alameda để đảm bảo thanh khoản, đã áp đặt hạn mức rút tiền cho người dùng.
– Nền tảng blockchain Kyber Network: chịu ảnh hưởng từ 3AC, tuyên bố số tiền thiệt hại không lớn.
– Sàn giao dịch Hoo: chặn rút tiền.
– Sàn giao dịch AEX: áp đặt hạn mức rút tiền.
Vốn hóa
Giá mở: 1.272 tỷ USD
Giá đóng: 892 tỷ USD
Biến động: Giảm 30%
Như vậy, thị trường crypto lần đầu kể từ tháng 01/2021 mất mốc vốn hóa 1 nghìn tỷ USD.
Giá BTC
Giá mở: 31.801 USD
Giá đóng: 19.942 USD
Biến động: Giảm 37,29%
Một cột mốc “đáng nhớ” là vào ngày 18/06/2022, thị trường ghi nhận cú sập đẩy giá BTC và ETH về ngưỡng thấp nhất 18 tháng qua. Giá BTC mất ngưỡng 20.000 USD – xuống thấp hơn mức đỉnh của đợt bullrun lần trước. Trong khi đó, ETH về “đầu 3 số”.
Giá ETH
Giá mở: 1.942 USD
Giá đóng: 1.071 USD
Biến động: Giảm 44,85%
Như vậy, Bitcoin đã kết thúc Q2/2022 “rực lửa” với mức giảm lên đến 56,27%, tệ nhất kể từ năm 2014.