Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Top 5 Các Chỉ Số Chứng Khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần Biết

Để bắt đầu tham gia đầu tư, việc nắm bắt rõ các chỉ số chứng khoán cực kì quan trọng. Các chỉ số cơ bản và quan trọng bạn thường gặp trong lúc giao dịch như: EPS, PE, ROE & ROA, P/B hoặc Beta,… và các chỉ số đều mang lại một ý nghĩa đặc biệt khác nhau. Dưới đây là những nội dung chi tiết nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số này.

Top 5 Các Chỉ Số Chứng Khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần Biết

1. Chỉ số EPS (Earning Per Share)

EPS (Earning Per Share) là một trong các chỉ số chứng khoán cơ bản. Được hiểu là lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư thu được của một cổ phiếu.

EPS là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần. Được sử dụng như một thước đo phân chia khoản lãi cho các cổ phiếu trên thị trường. Và chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

EPS: là chỉ số chứng khoán được sử dụng nhiều trong việc tính toán kinh tế. Đa phần là P/E (Price to Earning ratio) hay ROE (Return On Equity). Chỉ số EPS còn có thể phản ánh tình hình hoạt động của công ty. Từ đó giúp nhà đầu tư dễ lựa chọn mã cổ phiếu an toàn. EPS còn là công cụ để so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực.

2. Chỉ số P/E (Price to Earning ratio)

P/E là chỉ số đánh giá mối liên kết giữa giá trị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu. Một trong những chỉ số chứng khoán quan trọng trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng tác động đến giá thị trường của cổ phiếu đó.

Hệ số P/E được tính với công thức: P/E = P / EPS. Để đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS).

Nếu hệ số P/E cao thì tương đương với việc người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai. Cổ phiếu có rủi ro thấp nên nhà đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp. Dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

P/E: thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một phần lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó. Có ích cho việc định giá cổ phiếu.

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá sổ sách)
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá sổ sách)

3. Chỉ số ROE & ROA – Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng

3.1 Về ROA

– ROA (Return on total assets) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Công thức tính ROA: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Tổng tài sản.

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được sinh ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt cực lớn và phụ thuộc hầu hết vào ngành kinh doanh. Đó là vấn đề tại sao khi sử dụng ROA để so sánh giữa các công ty. Tốt nhất là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty được bắt nguồn từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn đều được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. Nếu ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

NĐT cần chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải chi trả cho các khoản vay nợ. Nếu số tiền mà công ty kiếm được ít hơn số tiền phải chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA tốt hơn chi phí vay thì công ty có lợi.

3.1 Về ROE

– ROE (Return on common equity) là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. ROE là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Tỷ số này đặc biệt quan trọng đối với các cổ đông.

Công thức tính ROE: ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần thường.

Chỉ số ROE là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra đồng lời.

Tỷ lệ ROE càng cao càng thể hiện rõ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Có nghĩa là công ty đã cân bằng một cách chuẩn xác giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng thêm quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn.

4. Chỉ số P/B – PRICE/BOOK VALUE

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Công thức: P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)

Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1). Khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

Nếu như điều kiện đầu xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này. Bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.

Còn nếu điều thứ hai đúng, thì khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh. Và tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có lợi khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

5. Chỉ số BETA – Hệ Số Beta

Beta hay còn gọi là hệ số beta. Là chỉ số chứng khoán đo lường mức độ biến động toàn bộ thị trường. Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.

Một chứng khoán có beta bằng 1, tức giá chứng khoán đó sẽ bằng giá thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 nghĩa là nó ít hơn mức thay đổi của thị trường. Ngược lại, beta > 1 thi giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường.

Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao. Do đó, có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn. Tuy nhiên, cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.

kiến thức chứng khoán
kiến thức chứng khoán

Kết luận

Để tối đa hóa lợi nhuận trước tiên cần đánh giá kỹ lưỡng dựa trên các chỉ số chứng khoán. Từ đó, tạo ra lợi nhuận một cách tối đa và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư chưa nhiều kinh nghiệm thì việc này tương đối khó. Bởi việc đánh giá dựa trên các chỉ số vẫn cần nhiều kiến thức. Do đó, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ các chỉ số chứng khoán. Từ đó mang lại lợi nhuận cao nhất!

Cẩm Ly

>>Liên quan: Bài học từ “Cơn Bão” Khủng Hoảng Tài Chính Năm 2008

XEM THÊM

Kết nối với chúng tôi

109,932FansLike
7FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

TIN MỚI NHẤT