Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024

Chuyên gia lo ngại thị trường bất động sản năm 2022 sẽ khắc nghiệt

Ngay từ đầu năm 2022, mặc dù diễn biến dịch vẫn phức tạp nhưng thị trường hừng hực khí thế ở mọi vùng miền, các giao dịch bất động sản vẫn khá sôi động, các doanh nghiệp cũng rất hưng phấn. Tuy nhiên, trong dài hạn, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên nên bất động sản năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt.

Khủng hoảng, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên

Theo ông Nguyễn Văn Đính Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2021 là năm khốc liệt đối với thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, những thời điểm thị trường chững lại thì bất động sản lại bùng lên, như công nghệ bất động sản đã phát triển rất mạnh trong năm qua giúp kích thích thị trường bất động sản. Tôi cho rằng, đây là yếu tố tích cực.

Ngoài ra, năm 2021 có sự xuất hiện của các F0 hay còn gọi là các nhà đầu tư tay ngang. Có được thực tế này là do rất nhiều dòng vốn rút từ các kênh khác để đầu tư về bất động sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thị trường bất động sản Việt Nam năm qua cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Như chia sẻ của các chuyên gia, những vướng mắc pháp lý của bất động sản đang cản trở nhất định về nguồn cung trên thị trường.

Chưa kể, năm 2021 còn xuất hiện rất nhiều “hàng giả, hàng lậu”, như bất động sản phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng bất động sản.

Song cũng không thể phủ nhận rằng, nhờ có sự vào cuộc của các bộ, ngành nên những thực trạng đó đã được hóa giải phần nào.

Chuyên gia lo ngại thị trường bất động sản năm 2022 sẽ khắc nghiệt.
Chuyên gia lo ngại thị trường bất động sản năm 2022 sẽ khắc nghiệt.

Ngay từ đầu năm 2022, mặc dù diễn biến dịch vẫn phức tạp nhưng thị trường hừng hực khí thế ở mọi vùng miền, các giao dịch bất động sản vẫn khá sôi động, các doanh nghiệp cũng rất hưng phấn. Tuy nhiên, trong dài hạn, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên nên bất động sản năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt. Vì vậy, những vướng mắc về thủ tục pháp lý cần được tháo gỡ để giúp doanh nghiệp bất động sản dễ dàng phát triển hơn trong năm 2022.

  1. TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ: Sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản là một trong những chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Chúng ta đang trong tình thế của các tác động kép, rất bất lợi, dịch bệnh chưa qua thì chiến tranh đã tới. Rủi ro kép tăng lên kể cả trên hai phương diện: Rủi ro về pháp lý, rủi ro về thị trường.
  2. Để giải quyết được vấn đề này cần giải pháp kép. Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đây là yêu cầu quan trọng nhất ngay trong bối cảnh hiện nay.

Gói hỗ trợ quan trọng nhất là gói hỗ trợ về thể chế

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, những gói hỗ trợ tài khóa tiền tệ rất quan trọng nhưng bao giờ cũng có phạm vi hạn chế thường tác động trong ngắn hạn. Gói hỗ trợ quan trọng nhất là gói hỗ trợ về thể chế, để giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp cho cả giai đoạn phát triển dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản đang là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam, trong khi việc khai thác các nguồn lực đất đai và thúc đẩy quá trình đô thị hoá là nguồn lực, cũng là động lực quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên, những hạn chế này đang tạo nên những điểm nghẽn mà chúng ta chưa giải quyết được.

Cụ thể, sửa đổi Luật Đất đai đang phải tạm thời dừng lại, các giải pháp trong lĩnh vực bất động sản du lịch cũng chưa được giải quyết. Do đó, việc giải quyết các điểm nghẽn này đang trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu.

Vừa qua, chúng ra có sửa 8 Luật liên quan đến đầu tư xây dựng nhưng thực tế cũng chỉ như “muối bỏ biển”, chưa giải quyết được gì nhiều cho các điểm nghẽn liên quan đến thị trường bất động sản như hiện nay.

Về phía doanh nghiệp: Cơ hội lớn nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn nên những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý.

Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều, thường quan tâm đến các vấn đề thị trường, đối tác, mới chỉ chú ý đến mặt phải của tấm huân chương chứ chưa quan tâm đến mặt trái của tấm huân chương dẫn đến những thất bại.

Không chỉ các doanh nghiệp mà các cơ quan địa phương khi làm việc với các đối tác nước ngoài cũng chưa quan tâm đến các vấn đề pháp lý tự bảo vệ bản thân.

Hiện Việt Nam cũng có những tổ chức giải quyết những vấn đề tranh chấp, hỗ trợ doanh nghiệp trong đó VIAC là một tổ chức có thể phối hợp cùng với các Hiệp hội doanh nghiệp để đưa ra các chương trình, biện pháp hỗ trợ.

Đối với các nhà kinh doanh trên thế giới thì phương thức giải quyết bằng trọng tài hoà giải bao giờ cũng là sự lựa chọn hàng đầu chứ không phải đưa ra toà án. Bởi đây là cách giải quyết thân thiện, quan trọng là khi giải quyết những vấn đề tranh chấp làm sao vẫn giữ được mối quan hệ bạn hàng, đối tác nên hoà giải trọng tài là phương án tối ưu nhất.

Theo Thương hiệu và Công luận

XEM THÊM

Kết nối với chúng tôi

109,932FansLike
7FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

TIN MỚI NHẤT