Thị trường chứng khoán hiện nay đang dần trở nên sôi động hơn. Nhà môi giới chứng khoán đang là một trong những ngành nghề với mức lương khá cao so với mặt bằng chung. Vậy hãy cùng moitruongdautu tìm hiểu về ngành nghề hot này nhé!
Nhà môi giới chứng khoán (Securities Broker) là ai?
Nhà môi giới chứng khoán (Securities Broker) là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng được các điều kiện tùy theo luật pháp của mỗi nước quy định.
Họ cũng chính là người trung gian giữa người mua và người bán để thực hiện các giao dịch liên quan. Có nhiều loại nhà môi giới khác nhau, có thể căn cứ theo cách thức tổ chức hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán ở mỗi nước và vai trò hoạt động của họ để phân biệt.
Nhà môi giới sẽ thực hiện giao dịch cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Họ thường tư vấn cho khách hàng của mình về những vấn đề liên quan đến giao dịch chứng khoán; phân tích và giải thích về phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán, thu thập thông tin để giúp khách hàng có sự đầu tư tốt nhất, đạt nhiều lợi nhuận nhất. Khi được uỷ thác giao dịch, nhà môi giới chứng khoán sẽ liên lạc với sàn giao dịch để thực hiện các thủ tục cần thiết.
Nhà môi giới chứng khoán được phân loại như thế nào?
Nhà môi giới chứng khoán hưởng hoa hồng từ việc nhận ủy thác giao dịch
Là người sẽ được các nhà đầu tư ủy quyền thực hiện các giao dịch và nhận được hoa hồng hay phí môi giới do khách hàng trả khi hoàn thành giao dịch. Nhà môi giới hưởng hoa hồng sẽ không gặp nhiều rủi ro. Bởi vì họ không nắm giữ chứng khoán trong khi thực hiện các hoạt động giao dịch được ủy thác từ khách hàng của mình..
Nhà môi giới chứng khoán chuyên môn hay nhà chuyên gia chứng khoán (Specialist)
Nhà môi giới chuyên môn xuất hiện ở một số Sở giao dịch chứng khoán New York của Mỹ. Mỗi một loại chứng khoán sẽ được giao dịch tại một quầy giao dịch khác nhau, đây là điều đặc biệt tại Sở giao dịch phố Wall. Các chuyên gia sẽ được Hội đồng quản trị của Sở phân công thực hiện các lệnh mua, bán một số loại chứng khoán riêng biệt trong mỗi quầy giao dịch nhất định.
Khi giao dịch, nhà môi giới chứng khoán chuyên môn sẽ thực hiện 2 chức năng chủ yếu:
– Thực hiện các lệnh giao dịch chứng khoán đối với cổ phiếu mình nắm giữ
– Mở rộng thị trường mới cho một số cổ phiếu được phân công.
Sau khi thực hiện các lệnh giao dịch được phân công, các chuyên gia này cũng sẽ nhận được phí môi giới như những nhà môi giới khác.
Khi thực hiện chức năng là người mở rộng thị trường, nhà môi giới chuyên môn phải duy trì một thị trường ổn định cho loại chứng khoán mình nắm giữ. Khi có các loại chứng khoán do họ đảm nhận giao dịch có mức chênh lệch lớn giữa giá bán và giá mua, các nhà môi giới chuyên môn sẽ chào bán hoặc đặt mua chứng khoán đó cho mình với giá ở giữa hai mức giá mua và bán. Việc làm này giúp thu hẹp được mức chênh lệch giữa 2 loại giá trên.
Ngoài hai loại nhà môi giới đã được liệt kê trên, ở “Big Board” còn có nhà môi giới độc lập. Họ cũng là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, tuy nhiên họ không phụ thuộc vào bất kì công ty môi giới nào. Họ có quyền thực hiện các lệnh giao dịch cho bất kì công ty chứng khoán nào, chỉ cần được nhờ. Họ thường sẽ nhận được thù lao 2$ cho 100 cổ phiếu được thực hiện giao dịch trên sàn.
Tìm hiểu về Luật chứng khoán 2019 tại đây.
Làm thế nào để trở thành nhà môi giới chứng khoán chuyên nghiệp?
Một nhà môi giới có kinh nghiệm dày dặn đã từng nói rằng: Điều quan trọng khi làm nghề môi giới chứng khoán, bạn phải có kiến thức thật vững về quy luật thị trường. Quan trọng hơn hết là bạn phải yêu thích và đam mê công việc này. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào mục đích kiếm tiền thì bạn sẽ không thể tiến xa được trong nghề môi giới chứng khoán.
Để hành nghề, điều đầu tiên bạn làm là lấy giấy phép hành nghề. Bạn có thể thi lấy giấy phép hành nghề sau khi làm việc chính thức tại những công ty môi giới chứng khoán. Khoảng thời gian này được coi là thời gian đào tạo, thử việc mà công ty chuẩn bị cho nhân viên. Thi và cấp bằng nhằm xác định nhân viên đó đã hoàn toàn hiểu rõ những khía cạnh của nghề môi giới chứng khoán để chính thức bước chân vào hành nghề.
Sau khi được cấp bằng, các nhân viên này sẽ được công nhận là nhà môi giới chứng khoán chuyên nghiệp và có quyền hành nghề một cách hợp pháp. Tuy nhiên, họ phải tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn trong hai năm đầu liên tục và thường xuyên. Trong quá trình hành nghề họ cũng được khuyến khích tham gia các khóa nâng cao kiến thức. Đây quả là một nghề không “nhàn rỗi” chút nào!
Một số người thành công không nhất thiết qua đào tạo đại học. Họ có thể là “chuyên gia” trong các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như kinh tế, tài chính, thậm chí là công nghệ thông tin… Niềm đam mê và sự yêu thích là điều quan trọng nhất giúp bạn thành công trong nghề này.
Tìm hiểu thêm về Crypto tại đây.