Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Đầu tư hàng hóa và những điều bạn cần biết (phần 1)

Đầu tư hàng hóa  là một thị trường “hot” và đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hãy cùng moitruongdautu.vn tìm hiểu những khái niệm cơ bản về Đầu tư hàng hóa phái sinh trong bài viết dưới đây.

Đầu tư hàng hóa và những điều bạn cần biết
Đầu tư hàng hóa và những điều bạn cần biết

Hiện nay sự phát triển của công nghệ 4.0, nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư càng ngày càng phát triển, hình thức giao dịch không còn đơn thuần như trước vì vậy  bên cạnh các kênh đầu tư như: Chứng Khoán, Vàng, Bất Động sản thì Phái sinh hàng hóa (giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa) ra đời là một sự lựa chọn mới cho các Nhà đầu tư Việt Nam.

Từ năm 2005 đến nay, thị trường hàng hóa phái sinh trên thế giới trở nên sôi động, vượt cả tốc độ tăng thị phần của sàn chứng khoán. Năm 2019, thị trường hàng hóa đã đạt mức 24% trên tổng khối lượng giao dịch của sản phẩm trên toàn thế giới, châu Á chiếm đến 56%. Tại châu Á, sàn giao dịch của TOCOM (Nhật Bản) có vốn hóa gần 2.000 tỷ Yên vào năm 2018. Vốn hóa do Sở giao dịch hàng hóa CME Group đã đạt giá trị 66.06 tỷ USD trong năm 2018, với những mặt hàng giao dịch chủ yếu là nông sản, kim loại và năng lượng, bên cạnh đó giá trị vốn hóa của ICE Future Europe khoảng 41.6 tỷ USD. Vì vậy phái sinh hàng hóa đang trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng.

Xu hướng tự do thương mại giữa các quốc gia ngày càng tăng cao, các thương vụ mua bán sản phẩm trên sàn giao dịch online trở nên tiện lợi hơn. Đồng thời, các đơn hàng được xử lý hiệu quả hơn để nâng cao hiệu suất cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Bên cạnh đó  với mục đích tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá thu hút các nhà đầu tư, đầu cơ.

Như vậy, thị trường hàng hóa phái sinh là nơi chất lượng và giá cả hàng hóa được chuẩn hóa chất lượng, số lượng, tránh tình trạng mất giá của các dòng sản phẩm. Tuy vẫn là một thị trường mới tại Việt Nam, nhưng đầu tư giao dịch hàng hóa hứa hẹn sẽ là thị trường hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp và người nông dân.

Tầm nhìn chiến lược của giao dịch hàng hóa?

Giao dịch hàng hóa được đánh giá là xu hướng đầu tư sinh lời tối ưu, phù hợp đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Giao dịch hàng hóa là hình thức Mua/Bán trên nguyên tắc “Ký quỹ” để thực hiện việc giao dịch một khối lượng hàng hóa trên sàn thế giới trực tiếp trên phần mềm trực tuyến của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam.

Vốn để tham gia giao dịch tương đối thấp (ký quỹ đảm bảo thanh toán 1:30 giá trị lô hàng)

Được Bộ Công Thương cấp phép và bảo hộ, chịu sự quản lý của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

Là một hình thức mua – bán các hợp đồng tương lai hàng hóa thuận lợi nhất hiện nay, kết nối người mua – bán với các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới: CBOT, ICE, TOCOM, CME,…

Giao dịch hàng hóa có thật sự rõ ràng và minh bạch?

Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam sẽ giao dịch trực tiếp qua Sở giao dịch hàng hóa  Việt Nam – MX, Sở liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa Thế Giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng.

Giao dịch hàng hóa có đáng để bỏ tiền ra đầu tư hay không?

Với  trên  30 mặt hàng được giao dịch tại Sở với 4 nhóm nghành: Nông sản, Kim Loại, Năng Lượng, Nguyên liệu công nghiệp. Với biên độ biến động lớn từ 10% – 20%/ngày và việc mua bán 2 chiều  cho phép đầu tư linh hoạt, sinh lời hiệu quả.

Tổng quan về phái sinh hàng hóa

  1. Thị trường hàng hóa phái sinh được ra đời như thế nào?

Nguồn gốc của thị trường phái sinh: Sân chơi này được tìm thấy ở Nhật Bản vào thế kỷ 18 và thậm chí sớm hơn nữa với loại hàng hóa cơ sở đó là Gạo. Vào năm 1848 Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) là tổ chức đầu tiên ra đời để giúp người nông dân thoát cảnh đem lúa đi đổ xuống sông Chicago vì lúc bấy giờ giá rớt quá thê thảm. Như vậy, thị trường phái sinh đầu tiên nhất dựa trên tài sản cơ sở đó là nông sản.

Sàn CBOT (The Chicago Board of Trade)

Sàn CBOT (The Chicago Board of Trade). nguồn: Internet
Sàn CBOT (The Chicago Board of Trade). nguồn: Internet

CBOT là Sở giao dịch hàng hóa Chicago, được thành lập vào năm 1848 và được coi là sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, các sản phẩm giao dịch tại sàn CBOT chủ yếu là mặt hàng nông sản như: ngô, lúa mì, đậu tương, …Sau đó, do sự phát triển của nền kinh tế và như cầu giao dịch ngày càng cao, sàn CBOT còn giao dịch thêm một số mặt hàng khác như: trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, năng lượng và kim loại quý.

Năm 2007, sàn CBOT cùng một số sàn giao dịch hàng hóa khác được sáp nhập vào CME Group – thị trường hàng hóa hàng đầu và đa dạng nhất thế giới

Sàn NYMEX (NewYork Mercantile Exchange).

Sàn NYMEX (NewYork Mercantile Exchange).
Sàn NYMEX (NewYork Mercantile Exchange).

NYMEX là Sở giao dịch hàng hóa NewYork.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sàn giao dịch NYMEX được sáp nhập và thuộc một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group), cùng với CBOT. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn về năng lượng và kim loại quý đã trở thành công cụ tuyệt vời khi các công ty cố gắng quản lý rủi ro bằng cách bảo hộ giá. NYMEX chiếm khoảng 10% khối lượng trao đổi hàng ngày của CME Group  

Sàn ICE (Intercontinental Exchange)

Sàn ICE (Intercontinental Exchange)
Sàn ICE (Intercontinental Exchange)

Sàn ICE được thành lập vào năm 2000 tại Atlanta, Georgia. Sàn ICE luôn đi đầu trong thị trường giao dịch hàng hóa thuộc nhóm năng lượng và tiền điện tử. Sàn ICE hoạt động chủ yếu liên kết trực tiếp với các công ty, cá nhân muốn kinh doanh mặt hàng: Dầu, khí tự nhiên, nhiên liệu máy bay, khí thải, năng lượng điện, hợp đồng tương lai hàng hóa.

Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)

Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)
Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)

Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo được thành lập vào tháng 11 năm 1984, ban đầu giao dịch các hàng hóa chính gồm: cao su, vàng, bạc và bạch kim,…

Sau 2 thập kỷ, phạm vi hợp đồng của sàn TOCOM được mở rộng thêm nhiều loại mặt hàng khác như: palladium, nhôm, xăng và dầu hỏa.

Sàn TOCOM mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn của tất cả các mặt hàng được giao dịch trên sàn giao dịch. Trong đó, nhóm kim loại quý là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên TOCOM.

>> Hàng hóa phái sinh là gì?

  1. Thị trường phái sinh là gì?

Phái sinh: Là công cụ tài chính mà giá trị của nó được thừa hưởng từ giá trị của các loại tài sản cơ sở như: cổ phiếu, trái phiếu,tiền tệ, hàng hóa hoặc các chỉ số. Ưu điểm của thị trường phái sinh là tính linh hoạt của thị trường & đòn bẩy tài chính.

Khái niệm thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh (derivatives market) là nơi diễn ra các ký kết và thực hiện giao dịch các sản phẩm phái sinh.

Thị trường là sàn mua bán kỹ thuật nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán trên nguyên tắc ký quỹ, mua bán các hợp đồng tương lai.

Hợp đồng phái sinh hàng hóa là loại phái sinh lâu đời nhất. Trong phái sinh hàng hóa, tài sản cơ sở chính là những hàng hóa như kim loại (chứa sắt và không chứa sắt), năng lượng và sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm năng lượng bao gồm dầu thô (crude oil), khí tự nhiên (natural oil), dầu hỏa (heating oil), xăng (gasoline), khí propane và điện. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm hạt và các hàng hóa nhiệt đới.

Đặc điểm của thị trường hàng hóa phái sinh:

  • Giá trị giao dịch rất lớn.
  • Là thị trường có tính linh hoạt, mềm dẻo hơn so với các thị trường khác.
  • Đa dạng hàng hóa giao dịch.
  • Chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả hàng hóa thị trường lớn.
  • Rủi ro về đối tác sẽ do thị trường quản lý.
  • Đa dạng chủ thể tham gia:

+ Ngân hàng: cung cấp các sản phẩm kết nối với hàng hóa như một dạng dịch vụ tài chính cho khách hàng, và sẽ sử dụng thị trường để bảo vệ các khoản đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

+ Công ty mua giới: Kinh doanh lấy hoa hồng bằng cách kết nối người mua với người bán trên thị trường tập trung.

+ Tổ chức tài chính, cá nhân…Quỹ đầu tư, các nhà đầu cơ, họ coi hàng hóa như một khoản đầu tư tài chính trên giấy để tìm cơ hội mua thấp bán cao.

Phái sinh hàng hóa là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào một hoặc một nhóm hàng hóa cơ sở (Giá trị của hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa cơ sở đó theo điều kiện thị trường).

Đầu tư giao dịch phái sinh hàng hóa là giao dịch trong đó khách hàng sử dụng một số tiền tối thiểu (ký quỹ) cần có để được phép mua hay bán một hợp đồng hàng hóa nhất định tại mức giá và thời điểm giao hàng ở tương lai.

+ Hàng hóa giao dịch trong 4 nhóm: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng

Tùy sản phẩm sẽ có mức ký quỹ theo qui định của sở – anh chị có thể chọn lựa sản phẩm giao dịch phù hợp với số tiền của mình khi tham gia.

>> Giao dịch hàng hóa phái sinh và những điều cơ bản

Các loại hợp đồng phái sinh hàng hóa:
Các loại hợp đồng phái sinh hàng hóa:
Các loại hợp đồng phái sinh hàng hóa:
  • Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): hợp đồng kết thúc trong 1 thời gian định trước trong tương lai
  • Hợp đồng tương lai (futures): hợp đồng định trước Mua – Bán sẽ giao dịch trong 1 thời điểm nào đó trong tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn (options): là hợp đồng giúp người Mua – Bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
  • Hợp đồng hoán đổi (swap contracts) là dạng hợp đồng có sự ràng buộc về cơ sở pháp lý giữa hai bên bán và mua. Trong đó, hai bên phải cam kết hoán đổi tài sản, hàng hóa, dòng tiền…với bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam chỉ giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa( futures) (hay còn gọi là Giao dịch phái sinh hàng hóa)

3, Mục đích (lợi ích) của thị trường phái sinh:

Công cụ phái sinh mang lại lợi ích nhiều hơn cho xã hội với các mục đích sau:

Thứ nhất là xác đinh giá: Giá trên thị trường phái sinh của hợp đồng tương lai hàng hóa vào thời gian đáo hạn gần nhất thường được xem là đại diện cho giá tài sản cơ sở trên thị trường thật. Hay nói dễ hiểu hơn đó là giá trên thị trường thật được tham chiếu bởi giá trên Sàn.

Thứ hai là quản trị rủi ro: bao gồm các mục đích khác nhau đó là phòng ngừa rủi ro (Hedging) (Nông dân, nhà rang xay, DN xuất khẩu bảo hiểm rủi ro về giá trong tương lai) hay là phát sinh rủi ro (Người tham gia với mục đích đầu cơ, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi bước vào các vị thế bán khống mua đón đầu trên thị trường phái sinh)

Thứ 3 là đầu tư, đầu cơ: Tìm kiếm lợi nhuận bằng việc Mua/Bán các mã hàng hóa dựa trên chênh lệch giá, đầu tư dài hạn , hoặc đầu cơ ngắn hạn.

Để xác định bạn tham gia vào thị trường với mục đích nào thì bạn cần trả lời câu hỏi : Bạn đang thực hiện hành vi giảm bớt rủi ro hiện có hay đang thực hiện hành vi khiến bạn bắt đầu phải đón nhận rủi ro.

Tùy vào nhu cầu và khẩu vị đầu tư của mỗi người mà  phái sinh hàng hóa  có thể trở thành một kênh đầu tư mới một sân chơi rõ ràng minh bạch cho Nhà đầu tư.

Lê Ngọc Lâm – Chuyên gia tư vấn đầu tư Phái sinh hàng hóa.

XEM THÊM

Kết nối với chúng tôi

109,932FansLike
7FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

TIN MỚI NHẤT